Ngôn ngữ
Doanh nghiệp xã hội
Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng Sapa Ochau
"Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng Sapa Ochau Sa Pa – địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam đang diễn ra những thay đổi nhanh chóng do sự phát triển của các dịch vụ du lịch, các yếu tố văn hoá đang bị mất dần và bị thương mại hoá. Nhiều gia đình đã cho con nghỉ học lên chợ bán hàng rong hoặc đích thân những người lao động chính trong gia đình cũng đi bán hàng rong, bỏ bê ruộng nương, nhà cửa. Số lượng người đi bán hàng rong tăng hàng năm khiến việc người dân tộc đi bán hàng rong bám theo du khách tại khu du lịch Sa Pa được coi như một vấn nạn xã hội. Trẻ em và phụ nữ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, không có nghề nghiệp, thất học là nguyên nhân dẫn đến nạn bán hàng rong, ăn xin và làm các nghề rủi do khác. Sapa OChau hoạt động với sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ hội giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại Sapa. SapaOchau hỗ trợ trẻ em bán hàng rong để các em quay trở lại trường học, dạy kỹ năng sống hoặc dạy nghề, tạo việc làm cho các em. Sapa OChau cam kết nỗ lực xóa bỏ nạn bán hàng rong của phụ nữ và trẻ dân tộc thiểu số, phát triển cộng đồng Sapa bền vững và giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Doanh nhân xã hội: • Tẩn Thị Su là người sáng lập ra Trung tâm Sapa Ochau và hiện giữ vai trò trưởng nhóm điều hành dự án Sapa Ochau. Su có nhiều kinh nghiệm thực tế về làm du lịch cộng đồng, làm hướng dẫn viên, kỹ năng làm việc tốt, có mối quan hệ rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc, tự kiểm nghiệm thấy bản thân có lối sống khoa học, sáng tạo và quyết đoán, có tố chất trở thành một lãnh đạo giỏi cho một nhóm khởi nghiệp. Su đã có nhiều cơ hội học tập, làm việc với các tổ chức nước ngoài và cũng học hỏi được nhiều bài học từ các chương trình đó. Từ trải nghiệm thực tế và những bài học của bản thân, cùng với tâm huyết, đam mê và khát vọng của mình, Su cam kết theo đuổi sứ mệnh của Sapa Ochau để giải quyết các vấn đề xã hội. • Cứ Thị Dung, 36 tuổi, dân tộc Mông, cử nhân đại học Nông nghiệp là người sống có hoài bão, có đam mê, khát vọng tạo sự thay đổi lớn trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Có kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, vận động, tìm kiếm các cơ hội phát triển và tiềm năng kinh doanh. Chị Dung luôn mong muốn hỗ trợ nhóm người yếu thế, trẻ em, phụ nữ người dân tộc thiểu số tại địa phương tránh được các hành vi xâm hại quền lợi, sức khoẻ, tình dục và nạn buôn người.