-
- 09/05/2023
Hiện nay những doanh nghiệp cân bằng giữa sứ mệnh xã hội và mục tiêu lợi nhuận đã và đang tạo ra tác động trực tiếp và lâu dài tới cộng đồng xung quanh. Mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội đang chứng minh được cách phát triển và tiếp cận bền vững thông qua đổi mới sáng tạo và công nghệ; nâng cao năng suất lao động, đồng thời giải quyết những thách thức về xã hội và môi trường mà quốc gia đang đối mặt. Để hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam phát triển, chúng ta cần xây dựng một Hệ sinh thái phù hợp, trong đó vai trò của các vườn ươm, các đơn vị tư vấn nâng cao năng lực, các đơn vị nghiên cứu và phát triển thị trường, các mạng lưới/ hiệp hội hỗ trợ…
Nhận thấy vai trò quan trọng của các tổ chức hỗ trợ SIB (SIB Intermediaries) trong hệ sinh thái, CSIP trân trọng kính mời Anh/ Chị có quan tâm và mong muốn hỗ trợ các Doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam đăng ký tham dự chương trình dành cho các tổ chức hỗ trợ SIB Việt Nam “Hành trình khám phá và kết nối”. Đây là chương trình kết hợp Đào tạo nâng cao năng lực cho các Tổ chức hỗ trợ SIBs và Study tour tại các đơn vị tiêu biểu để học hỏi và chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực tế.
Chương trình là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với COVID -19 (Dự án ISEE-COVID)", được tài trợ bởi Bộ Các vấn đề Toàn cầu Canada (GAC), đồng thực hiện bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình kết hợp giữa khoá đào tạo dành cho các tổ chức hỗ trợ SIBs và chương trình Study tour thực tế tại 2 SIBs điển hình ở khu vực Sơn La. Mục tiêu nhằm:
· Nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc với SIBs
· Tạo cơ hội để các tổ chức hỗ trợ SIBs giao lưu, kết nối, thắt chặt mối quan hệ để tiếp tục hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ SIBs trong thời gian tới.
· Tìm hiểu và học hỏi từ các mô hình SIB/Intermediaries đang có những thành công bước đầu trong chương trình Study tour, lắng nghe chia sẻ thực tế từ các đối tượng trực tiếp tham gia Hệ sinh thái SIB tại địa phương về: (1) Câu chuyện thành công; (2) Bài học kinh nghiệm; (3) Khó khăn thách thức; (4) Nhu cầu hỗ trợ.
THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC:
· Thời gian: 3 ngày 2 đêm từ thứ Tư ngày 17/05/2023 đến thứ Sáu ngày 19/05/2023
· Địa điểm: Khu du lịch sinh thái Vân Hồ Agritage, và Trang trại Cam hữu cơ Pa Cốp, Sơn La
NỘI DUNG ĐÀO TẠO:
· Giới thiệu chung về Doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động, đặc điểm và vai trò trong phát triển xã hội tại Việt Nam hiện nay.
· Giới thiệu khung Quản lý và Đo lường Tác động cho SIBs vì mục tiêu phát triển bền vững.
Người hướng dẫn: Chị Phạm Kiều Oanh, Giám đốc CSIP
Chi phí tham dự chương trình sẽ được tài trợ.
Nội dung chi tiết chương trình vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:
Chương trình đào tạo và thăm quan Study tour được thiết kế dành riêng cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân có mong muốn hỗ trợ các Doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam. Có thể kể đến như: Các doanh nghiệp, tổ chức hiện đang có các hoạt động/ dịch vụ/ chương trình hướng tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp tạo tác động; Vườn ươm doanh nghiệp; Chuyên gia hỗ trợ SIBs/ Nhà đầu tư tạo tác động; Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo; Đơn vị tư vấn nâng cao năng lực; Viện nghiên cứu, Trường Đại học có các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp tạo tác động; Mạng lưới/ Hiệp hội hỗ trợ v.v…
LINK ĐĂNG KÝ THAM DỰ:
Anh/ Chị quan tâm mong muốn tham gia xin vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY trước 12:00 ngày 12/05/2023.
Nếu số lượng đăng ký nhiều hơn 20 người, Ban tổ chức sẽ xem xét các đơn đăng ký, mục tiêu tham dự và gửi xác nhận tham dự với các đối tượng phù hợp.
Chúng tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ mang lại nhiều giá trị tới những người tham dự, hướng tới sự phát triển bền vững của Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam.
Trân trọng,
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP)
-
CHUỖI WEBINAR : “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO HỆ SINH THÁI SIB TẠI CHÂU Á” - TỔNG KẾT60 lượt Tổ chức, chuyên gia hỗ trợ SIB và đại diện SIB đã tham gia học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong khu vực