Ngôn ngữ
Tin tức
HÀNH TRÌNH TỪ VỎ CHAI NHỰA ĐẾN VẬT LIỆU LÀM ĐƯỜNG
  • 05/09/2018

 

Theo thống kê, mỗi năm 1.3 tỷ người Ấn Độ sử dụng trung bình 11kg nhựa. Sau khi được sử dụng, phần lớn số lượng nhựa này được đưa thẳng Ấn Độ Dương, nơi chúng có thể làm hại cá, chim cũng các động vật hoang dã biển khác. Trước tình trạng như vậy, từ mùa hè năm ngoái, Bộ trưởng Bộ thủy sản của Kerala, J. Mercykutty Amma đã bắt đầu kế hoạch để thay đổi điều này. Dưới sự chỉ đạo của bà, chính quyền bang đã phát động chiến dịch với tên gọi “Suchitwa Sagaram” có nghĩa là “biển sạch” nhằm hướng dẫn các ngư dân thu gom nhựa/ rác thải nhựa và đưa chúng trở lại bờ. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong 10 tháng đầu tiên của chiến dịch, ngư dân Ấn Độ đã loại bỏ 25 tấn nhựa từ vùng biển Ả Rập, bao gồm 10 tấn túi nhựa và vỏ chai.

Sau khi được thu gom, rác thải nhựa, đặc biệt là các vỏ chai nhựa sẽ được đưa đến nhà máy để băm nhỏ và tái chế. Giống như rất nhiều dự án tái chế nhựa của Ấn Độ trước đây, loại vụn nhựa này được chuyển thành vật liệu để làm đường. Trên thực tế, hơn một nửa số con đường ở bang Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ được làm từ nhựa tái chế. Mặt đường này ngày càng phổ biến vì nó làm cho các con đường trở nên đàn hồi hơn với sức nóng của Ấn Độ. Bởi điểm nóng chảy cho đường nhựa là khoảng 66°C, trong khi đường thông thường là 50°C.

Sử dụng nhựa tái chế là một sáng kiến thay thế rẻ hơn cho các chất phụ gia nhựa thông thường trong việc làm đường. Mỗi km đường nhựa sử dụng tương đương với một triệu túi nhựa, tiết kiệm khoảng một tấn nhựa đường. Bên cạnh đó, đường nhựa giúp tạo tạo công ăn việc làm cho các đội đánh cá tại Keralan trong việc thu gom rác thải nhựa. Họ bán nhựa của họ cho nhiều doanh nghiệp nhỏ nhựa băm nhỏ đã xuất hiện trên khắp đất nước. Như vậy, sáng kiến này vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo công ăn việc làm cho người địa phương, giúp họ tạo ra sinh kế.
Nguồn: weforum.org

Từ Khóa Phổ Biến