Ngôn ngữ
Tin tức
Doanh nghiệp xã hội tại VN: ưu điểm của việc tiếp nhận sau?
  • 17/04/2015

Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì luôn có một cảm giác thích thú khi là những người tiên phong thực hiện một điều gì đó mới mẻ. Tuy nhiên, sự thật là những người đầu tiên thường mắc phải những sai lầm lớn nhất và vị trí tiên phong chưa chắc đã là vị trí tốt nhất. Hãy nghĩ đến những vận động viên chạy ở cự ly trung bình; bởi lẽ những người bung sức quá nhiều khi xuất phát thì cuối cùng lại thường chẳng phải người về đích trước tiên. 

Các trường đại học ở Việt Nam đương nhiên không nằm trong nhóm những trường đầu tiên ở châu Á đưa bộ môn doanh nghiệp xã hội vào trong hoạt động giảng dạy. Nhưng điều đó không hẳn đã không tốt. Trên thực tế, các tổ chức như Hội đồng Anh đã và đang đảm nhận rất tốt vai trò thúc đẩy, kết nối và bảo vệ các DNXH ở Việt Nam từ 2009 cũng có thể bảo đảm các trường đại học Việt Nam vẫn có thể tận dụng những lợi thế của “người đến sau” qua việc tìm hiểu tất cả các mô hình trên thế giới và tìm ra mô hình thích hợp cho những nhu cầu của họ.

Lồng ghép bộ môn doanh nghiệp xã hội vào trong trường đại học Việt Nam

Với tư cách diễn giả chính tại hội thảo được tổ chức bởi Hội đồng Anh và trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội, tôi rất vui mừng khi nhìn thấy mong muốn phát triển bộ môn doanh nghiệp xã hội tại các trường đại học tại Việt Nam. Đôi lúc các trường đại học cũng nhận thấy họ bị áp lực khi cùng một lúc phải cơ cấu để đưa bộ môn doanh nghiệp xã hội vào trường học; đáp ứng các xu hướng của ngành hơn là động lực bên trong xuất phát từ mối quan tâm nghiên cứu của các cán bộ; nguyện vọng gốc rễ của sinh viên và sự điều chỉnh giữa nhiệm vụ và sự nhất quán về giá trị cốt lõi của các trường đại học và tinh thần doanh nhân xã hội. Qua hai ngày hội thảo thì rõ ràng hoạt động của các trường đại học có nền tảng động lực là sự pha trộn giữa cả nhiệm vụ và nhu cầu của sinh viên. Họ cũng khát khao cải thiện năng lực làm việc của sinh viên thông qua tinh thần doanh nhân xã hội và gia tăng cả cải tiến và kỹ năng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xã hội tại Hà Nội

Nhờ có Hội đồng Anh, tôi đã có cơ hội cùng các giảng viên từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Thái Nguyên tới thăm ba doanh nghiệp xã hội khác nhau. Doanh nghiệp đầu tiên là KOTO (Know One Teach One: nếu bạn biết một, hãy dạy người khác một), một trong hai nhà hàng tại Việt Nam hỗ trợ quỹ từ thiện đào tạo nghề nhà hàng khách sạn cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn và lang thang cơ nhỡ. Dựa trên mô hình của Jamie Oliver’s 15, KOTO đang phát triển ở mức đáng kinh ngạc từ lúc khởi đầu vào năm 1999, ngay cả vào thời điểm nguồn doanh thu phải chật vật để đáp ứng được nhu cầu từ hoạt động từ thiện.

Doanh nghiệp xã hội thứ hai chúng tôi tới thăm là Trung tâm Sao Mai, một ngôi trường tuyệt vời giúp các em bé bị tự kỷ và các em bé gặp khó khăn trong học tập có thể hòa nhập với chương trình giáo dục của trường học chính mạch. Sao Mai đã hoạt động được 16 năm dưới sự lãnh đạo tuyệt vời của Tiến sỹ Lan, một nhà tâm lý học, người đã cống hiến cả sự nghiệp của minh để giải quyết vấn đề xã hội đặc thù này.

Doanh nghiệp thứ ba là Kym Việt, một doanh nghiệp xã hội mới khởi nghiệp hoạt động bởi những người khuyết tật bao gồm những người khiếm thính, những người bị kỳ thị và thất nghiệp tại Việt Nam (giống như đa phần các nước ở châu Á khác).

Mặc dù ba doanh nghiệp này khác nhau trên nhiều phương diện từ mô hình, sứ mệnh và độ trưởng thành, nhưng tôi nhận thấy họ có điểm chung đó là sự cam kết về chất lượng. Điều đáng chú ý và gây xúc động là một số doanh nghiệp như Sao Mai và Kym Việt đang làm việc trong điều kiện rất khó khăn và không đảm bảo (đặc biệt là về việc giữ nhân viên làm việc lâu dài ). Qua việc gặp gỡ và trao đổi với các doanh nhân này, tôi nhận ra rằng các doanh nghiệp xã hội không thể cạnh tranh chỉ ở phương diện thương hiệu. Công bằng mà nói, đây là minh chứng cho việc chất lượng dịch vụ có được nhờ sự cống hiến của của họ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể.

Những thử thách trong tương lai 

Phát triển luôn đi cùng những thử thách. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đã được tạo đà mạnh mẽ khi được thừa nhận về mặt pháp lý (năm 2014) nhưng vẫn còn tồn tại một khoảng cách giữa thừa nhận và triển khai hành động.

Kym Viet là minh chứng cho thử thách này: cho dù sản phẩm của họ đã có phản hồi tích cực từ thị trường tiêu dùng địa phương, nhưng họ không thể tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng để mở rộng cơ sở hạ tầng bởi họ đã đăng ký là công ty vì lợi nhuận. Chỉ khi địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn vay thì thông báo luật hóa đó mới có ý nghĩa.

Nhìn vào châu Á, chứ không phải châu Âu

Có lẽ Việt Nam cũng cần nhìn gần hơn xung quanh mình để tìm gương học tập. Thay vì chạy đua với các mô hình được cho là phi lý ở Vương quốc Anh và Mỹ, tại sao không nhìn kỹ hơn tới các nền kinh tế doanh nghiệp xã hội châu Á đã khá ổn định như Thái Lan, hoặc thậm chí Ấn Độ? Những mô hình như India’s Milaap, những người cung cấp các khoản vay vi mô cho cá nhân, có thể chi mong nguồn cầu từ lĩnh vực doanh nghiệp xã hội còn non trẻ như Việt Nam.

Các trường đại học tại Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng ở đây. Để lấp bớt lỗ hổng trong hệ sinh thái kinh doanh như kết nối các nguồn vay cho các doanh nghiệp xã hội, các trường đại học nên tăng cường khả năng linh hoạt trong cơ sở nghiên cứu để xác định các nhu cầu về quỹ của nền kinh tế xã hội là gì, mô hình nào tồn tại địa phương và toàn cầu, và những rào cản quy định nào gây khó khăn cho quá trình vận hành và thực hiện.

Lĩnh vực giáo dục đại học, thay vì chạy đua với các mô hình của Vương quốc Anh, cũng có thể nhìn kỹ hơn những biến chuyển ở châu Á, nơi các mô hình trường học đang hoạt động có thể gần gũi hơn nơi cơ cấu tài trợ cũng như nhu cầu tốt nghiệp có nhiều điểm tương đồng. 

Một khuyến nghị dành cho Hội đồng Anhcũng như các tổ chức khác, là hỗ trợ thành lập mạng lưới (và hội thảo hàng năm) cho các trường đại học ở châu Á hoạt động trong lĩnh vực sáng kiến xã hội (Hãy cũng thử mà không thu phí công nhận, cho các dự án khởi nghiệp).

Các trường đại học Viêt Nam có thể hơi chậm chân trong việc tiếp nhận mô hình doanh nghiệp xã hội toàn cầu, nhưng họ hoàn toàn có cơ sở để tin rằng họ có thể có được các nguồn lực, chuyên gia và nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa nền kinh tế xã hội và đào tạo cử nhân với kĩ năng và tinh thầndoanh nhân xã hội, để phát triển đất nước về sau. 

 

Link gốc

Từ Khóa Phổ Biến