Ngôn ngữ
Tin tức
“DOANH NGHIỆP XÃ HỘI” – GIÁ TRỊ “kép” HAY LỢI THẾ CẠNH TRANH?
  • 04/05/2015

Trước đây, khi doanh nghiệp đổ ngân sách vào các hoạt động truyền thông, thương hiệu còn rất hạn chế thì không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để chi cho công tác xã hội và khái niệm “doanh nghiệp xã hội” còn rất mơ hồ. Bởi “phú quý sinh lễ nghĩa”, doanh nghiệp lo chuyện cơm áo gạo tiền cho bản thân, cho công ty, cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, thỉnh thoảng làm chút từ thiện đã là tốt lắm rồi. Nghĩ sâu xa tới cộng đồng, tới xã hội thì thật là khó quá! Biết mà đành chịu hay thực tế là chưa dám mơ tới.

Từ trách nhiệm xã hội

Chưa kịp mơ, doanh nghiệp buộc phải tính, trước hết ở cái gọi là “trách nhiệm xã hội”. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghe đã nhàm, nhưng hiểu và thực hiện thế nào cho đúng vẫn luôn là vấn đề thời sự. Khi mà giờ đây không chỉ là chuyện hơn thua ở giá cả, chất lượng sản phẩm, sự khác biệt, cảm nhận thương hiệu mà người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chữ tín, phải có trách nhiệm đối với con người và cộng đồng xã hội. Dẫu doanh nghiệp chưa có “dư dả” để tham gia các hoạt động từ thiện thì ít nhất doanh nghiệp cần thể hiện ở việc ứng xử đúng mực với các “đối tượng liên quan” trước nhất là người lao động – vừa là bộ phận cấu thành của doanh nghiệp vừa là đối tượng xã hội chịu tác động từ các chính sách của doanh nghiệp.

SONY DSCDoanh Nghiệp Xã Hội vẫn luôn là một trong những đề tài nóng hổi hiện nay

Về mặt quy mô, trách nhiệm có phạm vi ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp nhiều nhất, là trách nhiệm lớn nhất, vì liên quan đến hầu như toàn thể cộng đồng là đối với người tiêu dùng. Điều này càng đặc biệt khi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm đại chúng (mass) như đồ uống, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng bao gồm các cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi, tính trung thực trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Những năm gần đây, chưa bao giờ mà “trách nhiệm xã hội” lại được bàn tới nhiều đến như vậy. Hàng loạt các vụ việc bị phanh phui với các thương hiệu của các doanh nghiệp nổi tiếng một thời, từ “hồ sơ vụ án” sông thị Vải bị Vedan “lén lút” xả nước thải không qua xử lý thoáng cái cũng gần 10 năm mà chưa giải quyết triệt để đến câu chuyện dài kỳ về việc sữa nhiễm melamine do doanh nghiệp cố tình qua mặt cơ quan kiểm nghiệm, lừa dối người tiêu dùng, gây hại trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Không ý thức tới trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, tổn thất lớn nhất mà doanh nghiệp gánh chịu không phải là sự trừng phạt của luật pháp, mà là sự tẩy chay của những người “trả lương cho bạn”. Phải đến khi sự “tẩy chay” lên tới đỉnh điểm như sự kiện “con ruồi” đình đám liên quan trực tiếp tới đường sống của doanh nghiệp thì trách nhiệm xã hội hay câu chuyện “doanh nghiệp xã hội” không còn là chuyện “trên trời”.

Bản chất thật của doanh nghiệp xã hội?

Doanh nghiệp xã hội được hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường.

Đặc điểm chung của doanh nghiệp xã hội là: Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội; Tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh, tuyệt nhiên không phải để tối đa hóa lợi nhuận; Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh và xem nó như bản chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác.

Các loại hình doanh nghiệp xã hội cũng khá đa dạng: 1. Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận (Non-profit Social Enterprises) thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện. Điểm khác biệt là khả năng đưa ra được những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. 2. Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận (Not-for-profit Social Enterprises); do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng, xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội; 3. Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures). Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangla¬desh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ… Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM).

Xét theo những định nghĩa này thì Việt Nam dường như không có hoặc có rất ít những “doanh nghiệp xã hội” thực sự. Nếu có thì lạ thay, người sáng lập lại là những người nước ngoài. Doanh nghiệp xã hội xuất sắc và tiêu biểu như công ty KOTO, được thành lập từ năm 1999, đến nay đã 16 năm, KOTO được biết đến ban đầu như một tổ chức phi lợi nhuận, một trường đào tạo nghề nhân đạo sở hữu chuỗi nhà hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Jimmy Phạm, 40 tuổi, một Việt kiều Australia đã sáng lập ra KOTO với nỗ lực thay đổi thế giới chia sẻ lý do thành lập KOTO. “Cách giúp họ tốt nhất là dạy họ câu cá chứ không phải cho họ con cá”.

Nhà hàng Koto

Jimmy Pham và các học viên của KOTO

Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam – Cuộc chơi của những “nhà giàu”?

Ở Việt Nam, có lẽ “doanh nghiệp xã hội” nên được hiểu là “doanh nghiệp hoạt động xã hội” và dường như mới chỉ dừng lại ở cuộc chơi của những “nhà giàu”.

Khi doanh nghiệp khởi sự, điều ai cũng muốn trước nhất là doanh số, lợi nhuận. Vì vậy họ cần ngay lập tức thu hút khách hàng bằng các truyền thông trực diện với các thông điệp trọng tâm nêu bật tính năng sản phẩm (functional) nhằm định vị lợi thế cạnh tranh và xác lập bản đồ thương hiệu trên thị trường. Người tiêu dùng ngày càng thông minh, tinh tế, khôn ngoan và đỏng đảnh hơn. Cùng với sự tư vấn và sáng tạo không ngừng của các Agency, doanh nghiệp bắt đầu kích thích khách hàng bằng các giá trị cảm xúc (emotional) bởi thông điệp tính năng thì có giới hạn mà nói hoài thì cũng đã hiểu rồi. Khi các doanh nghiệp ra rả truyền thông về sản phẩm, hoạt động doanh nghiệp thì chẳng có phóng viên nào chịu viết bài dù Concept cũng có thể là hay lắm. Nhưng khi doanh nghiệp công bố về các chương trình xã hội thì báo chí lại không tốn giấy mực để ca tụng mà doanh nghiệp lại không mất xu nào. Tiện cả đôi đường.

Cách thông thường nhất khi hướng tới “hoạt động xã hội” là gắn các hoạt động đó với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như kinh doanh thực phẩm thì phải gắn với các hoạt động liên quan tới sức khỏe, dinh dưỡng, phát triển con người, kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, ô tô xe máy thì phải liên quan tới giao thông, môi trường, kinh doanh tới bất động sản thì phải liên quan tới đô thị, quy hoạch, dân trí, dân sinh….

Quỹ sữa Vươn cao Việt NamQuỹ sữa Vươn cao Việt Nam – Một trong những hoạt động từ thiện nổi bật của Doanh nghiệp Vinamilk

Ở mức cao hơn nữa là gắn liền với tất cả các hoạt động xã hội từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục tới chính trị, quân sự…nghĩa là doanh nghiệp phải thực sự cống hiến cho xã hội, không phải vì mục đích đánh bóng tên tuổi. Phải nói rằng Vinamilk là một trong những doanh nghiệp luôn đi đầu và nhạy bén trong các hoạt động này. Từ những hoạt động cốt lõi, thiết thực cho chính doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và nhận diện thương hiệu như các chương trình hội thảo khoa học hướng tới “giải pháp dinh dưỡng tối ưu”, Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” dành cho trẻ em khó khăn, Ngày hội môi trường “Đổi vỏ hộp sữa lấy cây xanh”, đến các hoạt động môi trường như Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, từ thiện như ủng hộ cho Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo, chăm lo suốt đời cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng… ủng hộ, hỗ trợ góp phần giúp đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và thậm chí cả các chương trình chính trị như ủng hộ 1 tỷ đồng bảo vệ chủ quyền biển Đông.

Một lĩnh vực và hoạt động mà hiện nay các doanh nghiệp đều đang mong muốn hướng tới đó chính là giáo dục. Quỹ học bổng “Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” đã thực hiện suốt liên tục suốt 10 năm qua trên cả nước. Chương trình Đèn Đom Đóm của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan có hẳn một webiste riêng để cập nhật thông tin và trở thành một “hiện tượng” cho công tác xã hội đáng để cho các doanh nghiệp học hỏi. Còn nhớ, Thương hiệu Tôn Hoa Sen và cái tên doanh nhân Lê Phước Vũ đã trở nên nóng hơn bao giờ hết sau sự kiện Nick Vujicic lần đầu tiên tới Việt Nam. Có lẽ bản thân doanh nghiệp dù đã có kế hoạch và chuẩn bị từ trước cũng không thể đoán trước được hiệu quả thần kỳ mà hoạt động này mang tới. Và cũng không thể ngờ rằng giá cổ phiếu HSG liên tục tăng và thông tin mới nhất Tập đoàn Hoa Sen là công ty duy nhất tại Việt Nam lọt top DN tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu, sánh ngang cùng 5 ứng cử viên khác của khu vực Đông Á.

Chuong trinh Toa Sang Nghi Luc Viet cua Ton Hoa SenChương trình Tỏa Sáng Nghị Lực Việt của Tôn Hoa Sen

Sáng 28/3/2015, khách hàng đến hệ thống không gian quán Trung Nguyên đều thấy trên ngực áo trái gắn liền thông điệp “Tôi ở đây để phụng sự” của đội ngũ phục vụ. Đây là hoạt động kỷ niệm 12 năm ngày công bố Tầm nhìn – Sứ mạng của Trung Nguyên nhằm khẳng định quyết tâm và động lực thúc đẩy toàn bộ thành viên Tập đoàn tiếp tục sứ mạng “Phụng sự” một cách toàn diện và mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc, hướng đến một nước Việt Nam hùng mạnh, hình mẫu đã được Trung Nguyên khởi xướng, phát động mạnh mẽ.

Đặc biệt, chương trình “Vì Khát vọng Việt” cùng Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam thể hiện rõ và mạnh mẽ tinh thần ấy. Cốt lõi của chương trình là “Hành trình những cuốn sách đổi đời” tặng 100 triệu cuốn sách đổi đời đến 23 triệu thanh niên và nhiều tầng lớp trong xã hội nhằm trang bị và trao cho thế hệ thanh niên những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tinh thần khao khát, dám dấn thân để vươn tới thành công cá nhân, cũng như đóng góp xây dựng quốc gia trở nên cường thịnh, ảnh hưởng. Trung Nguyên kêu gọi: Muốn thành công phải có khát vọng. Muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao vinh quang càng lớn”.

Ban Huynh Bao Quoc - Nguoi Khuyet Tat duoc Trung Nguyen nhan ve dang  gioi thieu cac cuon sach tai Ngay Cung Trung Nguyen Phung SuBạn Huỳnh Bảo Quốc – Người Khuyết tật được Trung Nguyên nhận về đang giới thiệu các cuốn sách tại Ngày Cùng Trung Nguyên Phụng Sự

Không ồn ào như rất nhiều các doanh nghiệp khác nhưng những gì mà Phú Mỹ Hưng, thương hiệu số một trong lĩnh vực bất động sản đã làm được trong 20 năm qua thực sự là những đóng góp to lớn cho xã hội trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường và chất lượng cuộc sống….Được Vnexpress bình chọn là những công trình tạo dấu ấn 40 năm của TP HCM, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được đầu tư và xây dựng bởi Công ty TNHH Phát Triển Phú Mỹ Hưng được xem là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước được Bộ Xây dựng công nhận. Mỗi năm Phú Mỹ Hưng tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng như chương trình đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting, Hội chợ Hoa xuân, Đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn… nhằm tạo ra giá trị phong phú cho đời sống văn hóa tinh thần của cư dân sinh sống tại đây.

Hơn 14.000 người đã tham gia Chương trình Đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting lần 10 diễn ra vào ngày 24-01-2015 tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.Hơn 14.000 người đã tham gia Chương trình Đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting lần 10 diễn ra vào ngày 24-01-2015 tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Năm nay cũng là năm kỷ niệm 10 năm thành lập của Quỹ khuyến học Lawrence S. Ting, cố Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng với tổng số tiền tài trợ lên tới hơn 100 tỷ đồng với rất nhiều hoạt động thiết thực đóng góp cho giáo dục và y tế. Với những nỗ lực đó, cùng với hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ của một doanh nhân có tâm, có tầm mong muốn xây dựng lên một khu độ thi văn minh, cộng đồng nhân văn (nay đã trở thành hiện thực), Lawrence S. Ting đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng huân chương hữu nghị, vốn dành cho các nguyên thủ quốc gia của các nước bạn.

Giao Duc la mot trong cac hoat dong luon duoc cac DN quan tam - Anh Le Trao hoc Bong Lawrence. Sting cua Phu My HungGiáo Dục là một trong các hoạt động luôn được các DN quan tâm – Ảnh Lễ Trao học Bổng Lawrence. Sting của Phú Mỹ Hưng

Theo quy định mới trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ ràng buộc các doanh nghiệp bất động sản hoạt động quy củ hơn, tăng trách nhiệm và sự uy tín trên thị trường. Với 20 năm có mặt trên thị trường đến nay Phú Mỹ Hưng vẫn là doanh nghiệp đi đầu trong mô hình phát triển bất động sản kiểu mẫu, cũng là một trong ít các doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội. Đây là một lợi thế mà khó có doanh nghiệp Bất Động Sản nào sánh kịp. Và như vậy, khái niệm “doanh nghiệp xã hội” không còn là giá trị cộng thêm nữa, nó thực sự là một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Điều khá bất ngờ là gần đây một doanh nhân rất trẻ, ở thế hệ U30 đã hai lần vinh dự nhận được giải thưởng “Doanh Nhân Xã hội”, đều do các tổ chức uy tín bình chọn. Tạ Minh Tuấn, Chủ tịch sáng lập – CEO, HELP International, tổ chức đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình “Bác Sĩ Riêng – Y Tế Tại Nhà” ở Việt Nam, nhà sáng lập YUP Insitute, Tổ chức đi tiên phong và có uy tín trong việc đào tạo & hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2011 đã được CSIP, British Council và World Bank chứng nhận là 1 trong 15 Doanh nhân Xã hội tiêu biểu của Việt Nam với sáng kiến phát triển hệ thống Y Tế tại nhà và đầu năm nay được Forbes bình chọn là Top 30 nhân vật nổi bật & ảnh hưởng nhất dưới 30 tuổi.

Ta Minh Tuan - Doanh Nhan Tre hai lan doat giai Doanh Nhan Xa HoiTạ Minh Tuấn – Doanh Nhân Trẻ hai lần đoạt giải Doanh Nhân Xã Hội

Lý giải cho việc vì sao “nhỏ mà chí lớn”, doanh nhân này cho rằng thực chất, “doanh nghiệp xã hội” không nằm ở quy mô lớn hay nhỏ mà nằm ở mục tiêu tối thượng mà doanh nghiệp hướng tới: tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa tác động xã hội là câu chuyện sự đánh đổi (trade-off), như lợi nhuận, đạo đức hay “giá trị kép” (trade-on). Ví dụ, Alibaba bên Trung Quốc khi họ thành công, họ cũng giúp cho nông dân bán được rất nhiều sản phẩm trên kênh thương mại điện tử của mình. Viettel khi là một ông lớn, tổng giám đốc của họ tuyên bố là muốn sử dụng sức mạnh của công nghệ để cả nước được tiếp cận với chất lượng giáo dục cao nhất. Đó là những điển hình về những doanh nghiệp càng quan tâm đến xã hội thì càng thành công và ngược lại. Anh cũng nhấn mạnh rằng nhiều năm tới, sẽ không còn sự phân biệt giữa các DNXH với hầu hết các công ty lớn ngày nay – đó là điều không thể thiếu cho sự tiến bộ của giới kinh doanh.

Có lẽ, trong tương lai, doanh nghiệp xã hội hẳn không còn chỉ là công cụ truyền thông, quảng bá cho các doanh nghiệp mà sẽ là một đòi hỏi cấp thiết và dẫu DN ở quy mô nào thì cũng nên sớm ý thức về điều này!

 PV: Hoài Anh

Link gốc

Từ Khóa Phổ Biến