Ngôn ngữ
Tin tức
5 XU HƯỚNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THỜI KỲ HẬU COVID
  • 24/09/2020

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dựa trên cam kết, đạo đức và mục đích mà tổ chức đưa ra khi bắt đầu thành lập. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đối với nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp cần xem xét lại các ưu tiên của mình, đưa ra phương thức hoạt động mới cũng như cân nhắc các biện pháp quản lý tài nguyên, nhân lực phù. Dưới đây là những xu hướng, cũng như góc nhìn mới để giúp doanh nghiệp thiết lập lại cơ chế hoạt động nhằm đáp ứng thị trường trong bối cảnh hậu COVID.

Trách nhiệm bắt đầu từ “nhà”: Do đại dịch, người dân bắt đầu có nhận thức rõ hơn các giá trị của con người. Các doanh nghiệp cần có ý thức hơn trong việc chăm lo cho đội ngũ nhân viên của mình. Việc tiêu thụ sản phẩm nội địa hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình hình kinh tế chung.

Đo lường thành công theo cách mới: Các quốc gia cũng như doanh nghiệp cần phải xác định được các vấn đề ưu tiên của mình. Ví dụ, New Zealand là nước đầu tiên chi ngân sách riêng để đầu tư vào phúc lợi và sức khỏe tinh thần của người dân. Bhutan coi mức độ hạnh phúc như một thước đo về sức khỏe tinh thần của công dân và sự phát triển của quốc gia.

Chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho một “trạng thái bình thường mới”: Những nhà lãnh đạo có thể đưa ra các phản ứng phù hợp với hoàn cảnh luôn được đánh giá cao, điều này càng được minh chứng rõ sau thời kỳ dịch bệnh. Các tổ chức cũng cần chú ý đến việc đào tạo lại nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai.

Sáng kiến đổi mới xã hội cho tương lai: Ngoài mục tiêu hỗ trợ xã hội và các cộng đồng dễ bị tổn thương những sáng kiến mới sẽ góp phần giải quyết vấn đề theo một cách hiệu quả hơn và tạo được tác động rõ rệt hơn.

Tăng cường trách nhiệm giải trình và quan hệ đối tác: Các bên đối tác sẽ mong chờ sự minh bạch hơn và sẽ tham gia nhiều hơn về cách thức tiến hành CSR.Cũng có thể thấy rằng quan hệ đối tác và liên minh sẽ có xu hướng gia tăng trong tương lai, ví dụ các tổ chức có thể chia sẻ các nguồn lực như nhân viên để giảm thiểu khủng hoảng.

Đại dịch khiến con người phải quan tâm đến những vấn đề mà trước kia đã bị bỏ qua, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội. CSIP tin rằng, cách chúng ta đối mặt với thách thức và cơ hội với tư cách là công dân, nhà lãnh đạo và người đi làm sẽ định hình thế giới COVID-19 thời kỳ hậu COVID19.

Từ Khóa Phổ Biến