-
- 26/04/2017
Đó là sự thật có tại Canada. Refood - mô hình DNXH đã giúp 2500 người có được bữa ăn đầy đủ bằng cách tận dụng nguồn thức ăn thừa có tại nhà hàng và siêu thị. Anh Danison Buan – Người sáng lập ra Refood cho biết hằng năm Canada lãng phí khoảng 47% lượng thức ăn thừa, trong đó nhà hàng và khách sạn chiếm đến 9% trong khi nạn đói vẫn còn hoành hành ở nhiều nơi. Chưa kể những con số đã tạo nên một nguồn rác thải khổng lồ sản sinh hàng triệu tấn khí CO2 để tiêu hủy.
Nhận thấy cần phải làm gì đó, Danison đã thành lập nên Refood với mục đích thu thập thức ăn thừa, chế biến và cung cấp những bữa ăn giá rẻ cho những người có thu nhập thấp mà vẫn đầy đủ đinh dưỡng. Nguồn thức ăn thừa đến từ những nguyên liệu thừa, chưa bán hết, chưa sử dụng tại các nhà hàng, siêu thị. Thay vì vứt đi, Refood đề nghị mua lại nguồn thức ăn đó với giá cả rẻ hơn, như thế vừa giúp các nhà hàng , siêu thị tiết kiệm được chi phí lại vừa có thể tận dụng triệt để được nguồn thức ăn thừa, không gây ra ôi nhiễm môi trường.
“Chúng tôi đã giúp rất nhiều người nhập cư có thu nhập thấp” – Danison chia sẻ. “Chúng tôi giúp họ tiết kiệm được tiền ăn, từ đó họ tiết kiệm nhiều tiền hơn cho việc mua sắm quần áo và những đồ dùng cần thiết. Điều đó rất có ý nghĩa, giúp cho họ có cuộc sống tốt hơn”.
Hiện tại, một khảo sát mới đây do Electrolux thực hiện trên quy mô 4.000 hộ gia đình trải dài trên 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Việt Nam và Trung Quốc hiện là 2 quốc gia có tình trạng lãng phí thực phẩm đáng ngại, với tỷ lệ 87% hộ lãng phí thức ăn mỗi tuần. Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số lãng phí thực phẩm trong khu vực. Với tỷ lệ này, Việt Nam rất cần những mô hình DNXH như Refood để giải quyết vấn đề này.
-
CHUỖI WEBINAR : “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO HỆ SINH THÁI SIB TẠI CHÂU Á” - TỔNG KẾT60 lượt Tổ chức, chuyên gia hỗ trợ SIB và đại diện SIB đã tham gia học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong khu vực