-
- 08/09/2017
Malala Yousafzai – một cô bé chỉ mới tròn 20 tuổi - đã đấu tranh không biết mệt mỏi vì quyền được đi học cho những phụ nữ dưới chế độ Taliban. Tháng 10 năm 2012, cô đã bị Taliban bắn đạn vào đầu khi đang trên đường đi học về. Thế nhưng, cô đã hồi phục một cách đáng kinh ngạc và tiếp tục theo đuổi con đường đấu tranh vì quyền phụ nữ. Năm 2014, Malala Yousafzai trở thành người trẻ tuổi nhất giành giải Nobel Hòa Bình. Những hoạt động của cô gái này đã trở thành nguồn cảm hứng to lớn để ra đời quỹ Malala – mà cô bé cũng là một người đồng sáng lập.
Quỹ Malala ra đời với mục tiêu to lớn nhất là đầu tư và ủng hộ nền giáo dục cho phụ nữ đồng thời truyền bá tiếng nói của những người phụ nữ trên toàn thế giới. Hiện nay, quỹ Malala đã và đang trợ giúp giáo dục cho những phụ nữ ở Pakistan, Nigeria, Kenya, Sierra Leone và các quốc gia là nơi trú ngụ của người tị nạn Syria.
Những hoạt động của quỹ Malala đã đem lại những hiệu quả rất tích cực. Tại những nơi quỹ Malala hỗ trợ, rất nhiều nữ sinh đã có thể được đến trường và tiếp cận được với nền giáo dục hiện đại. Tại Kenya, quỹ Malala đã hỗ trợ tổ chức Nairobits – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Natrobi – để hỗ trợ phụ nữ có thể tiếp cận với những khóa học về đa phương tiện, phát triển và thiết kế web, kinh doanh. Đây hoàn toàn là một điều hết sức mới mẻ cũng như tuyệt diệu với những người phụ nữ ở đây. Whitney – một cô gái ở khu ổ chuột Kariobangi – đã nói rằng quỹ Malala và các khóa học Nairobits đã mang lại hy vọng cho cuộc đời cô và cô sẽ chiến đấu đến cùng cho đến khi ước mơ của mình thành hiện thực.
Quỹ Malala đã hỗ trợ và truyền cảm hứng cho hàng ngàn phụ nữ trên toàn thế giới. Những hoạt động của quỹ Malala và cô gái Malala Yousafzai chắc chắn sẽ đem lại những tác động tích cực hơn nữa tới quyền phụ nữ.
Nguồn: Én Xanh
-
CHUỖI WEBINAR : “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO HỆ SINH THÁI SIB TẠI CHÂU Á” - TỔNG KẾT60 lượt Tổ chức, chuyên gia hỗ trợ SIB và đại diện SIB đã tham gia học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong khu vực