Ngôn ngữ
Tin tức
Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội
  • 02/09/2015

Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội

02/09/2015 4:52 Sáng

 

(DĐDN) – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của doanh nghiệp xã hội.

thue

Doanh nghiệp xã hội được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) với lỗ từ sản xuất kinh doanh

Bộ Tài chính cho biết, theo Luật DN số 68/2014/QH13 thì DNXH phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: 1- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật DN số 68/2014/QH13; 2- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; 3- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DN để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Hiện nhiều ý kiến đề nghị cần có chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN cụ thể để khuyến khích phát triển các DNXH nêu trên.

Miễn thuế phần không chia

Theo Bộ Tài chính, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chỉ có quy định: Miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa (XHH) trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực XHH khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực XHH khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã. Do đó, để khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật DN số 68/2014/QH13 và xử lý kiến nghị cần nghiên cứu hướng dẫn xác định phần thu nhập không chia dùng để tái đầu tư của các cơ sở XHH trong khi các Luật chuyên ngành chưa có quy định, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của doanh nghiệp xã hội, đồng thời bổ sung quy định rõ nội dung hướng dẫn việc xác định thu nhập không chia của các cơ sở XHH hiện hành và doanh nghiệp xã hội như sau: “Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, lĩnh vực xã hội hoá khác và của DN xã hội để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, lĩnh vực xã hội hoá khác và DN xã hội; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã. Cơ sở thực hiện xã hội hoá, DN xã hội phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện: (i) Phần thu nhập không chia là lợi tức từ kinh doanh không chia theo quy định của luật chuyên ngành; (ii) Phần lợi tức từ kinh doanh khi chia không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.”.

Bù trừ hai chiều trong BĐS

Doanh nghiệp xã hội được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) với lỗ từ sản xuất kinh doanh.

Nội dung khác sẽ có tác động lớn đó là dự kiến quy định doanh nghiệp xã hội được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) với lỗ từ sản xuất kinh doanh. Theo giải trình của Bộ Tài chính, trước năm 2004, tổ chức, cá nhân có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện kê khai, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất. Từ 01/01/2004, tổ chức có thu nhập từ chuyển nhượng BĐS phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với phần thu nhập đó nhưng phải kê khai, nộp thuế riêng, không được bù trừ với thu nhập từ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn 2004-2008, thu nhập từ chuyển nhượng BĐS còn áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, thị trường BĐS trầm lắng, thậm chí có giai đoạn “đóng băng”, do đó, đầu tư vào lĩnh vực BĐS không còn nhiều lợi nhuận, thậm chí lỗ. Trướyểnc tình hình đó, Luật thuế TNDN có hiệu lực từ 01/01/2014 đã cho phép doanh nghiệp xã hội được bù trừ lỗ từ chuyển nhượng BĐS với lãi từ sản xuất kinh doanh. Song, Luật này chưa quy định trường hợp ngược lại nên doanh nghiệp có lãi từ chuyển nhượng BĐS vẫn phải kê khai, nộp thuế riêng, không được bù trừ với thu nhập từ sản xuất kinh doanh.

 

Bộ Tài chính cho rằng, nếu cho phép doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ không còn vướng mắc về thứ tự ưu tiên thanh toán khi bán tài sản bảo đảm tiền vay vì việc bù trừ lãi lỗ là thực hiện trên sổ sách của doanh nghiệp, còn khoản tiền có được do bán tài sản bảo đảm vẫn dùng để trả nợ ngân hàng. Nếu sau khi bù trừ mà còn thu nhập, doanh nghiệp có tài sản bảo đảm sẽ kê khai, nộp thuế TNDN cùng với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ không phải nộp ngay trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm chuyển nhượng BĐS. Đồng thời, nếu cho phép doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng góp phần giảm thủ tục hành chính vì doanh nghiệp không cần phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng BĐS (trừ các DN đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN) và cũng không phải kê khai, nộp thuế riêng trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với khoản thu nhập này.

Dự kiến, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật về thuế sẽ được trình Quốc hội khóa XIII cho ý kiến vào kỳ họp thứ 10.

Hoànộig Hà

Link gốc

Từ Khóa Phổ Biến