Ngôn ngữ
Tin tức
GẦN 80 TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM GIA LẮNG NGHE, THẢO LUẬN VỀ KINH NGHIỆM THỰC HÀNH SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CHO PHỤ NỮ
  • 19/07/2023

Ngày 19/7 vừa qua, ISEA và CSIP đã đồng tổ chức thành công Tọa đàm với sự tham gia sôi nổi của gần 80 tổ chức trong nước và quốc tế. Mở đầu chương trình, Bà Phạm Kiều Oanh - Giám đốc CSIP thay mặt ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về Dự án WEE TRAIN in AVCs (GRAISEA) và chủ đề tọa đàm.

Bà Marie Lisa Dacanay - Giám đốc dự án GRAISEA, Chủ tịch Viện Doanh nhân Xã hội Châu Á ISEA (bên trái)

Là giám đốc dự án GRAISEA, Chủ tịch Viện Doanh nhân Xã hội Châu Á (ISEA), bà Marie Lisa Dacanay đã chia sẻ về Kết quả và Bài học kinh nghiệm từ thực hành của Indonesia, Philippines và Việt Nam. Từ kinh nghiệm triển khai dự án, bà đã đưa ra tiêu chí chuẩn đánh giá quan hệ đối tác chuyển đổi và tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong chuỗi giá trị nông nghiệp; kinh nghiệm cách huy động sự tham gia của SIBs/SMEs; và Bài học kinh nghiệm cho 3 quốc gia sau quá trình thử nghiệm bộ công cụ.

Sau hơn 1 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam, ông Lê Văn Sơn - Chuyên gia về Giới, Tư vấn trưởng của Dự án đã chia sẻ về những đặc điểm, thách thức đối với vai trò của phụ nữ khi tham gia sản xuất. Từ đó, khi hướng dẫn 04 DN thực hiện bộ công cụ BTP-WEE, ông cũng đưa ra 03 giải pháp lớn để doanh nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới/ WEE trong chuỗi GTNN.

Cả 04 DN tham gia dự án cùng cho rằng trước đây DN thực tế đã có quan tâm đến sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất, tuy nhiên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy tích cực hơn cũng như vai trò của việc quản trị, đo lường, trau dồi kỹ năng phân tích giới và lồng ghép giới. Trong khi đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, DN cũng cần chứng minh đáp ứng các tiêu chuẩn về đảm bảo bình đẳng giới trong chuỗi sản xuất. Chính vì thế, sau thời gian áp dụng bộ công cụ BTP-WEE, các DN đã có công cụ đánh giá chính xác thực trạng giới của doanh nghiệp, ổn định lực lượng lao động cũng như triển khai đa dạng các chương trình đảm bảo bình đẳng giới trong doanh nghiệp.

Thảo luận về “Khó khăn khi triển khai các chương trình nâng cao quyền năng kinh tế”, ông Đỗ Tiến Sỹ - Giám đốc Traphacosapa chia sẻ: DN vẫn còn những vướng mắc do yếu tố văn hóa nằm sâu trong nhận thức của người dân, ví dụ về việc đưa ra quyết định sẽ trồng bao nhiêu tấn cây trồng mỗi vụ. Đó là 1 điều trăn trở mà DN cần duy trì ít nhất 1 tháng 1 lần gặp gỡ các gia đình, phân tích cho họ biết vai trò của cả vợ chồng đều quan trọng và lợi ích trong việc cùng bàn bạc kế hoạch kinh doanh trồng trọt.

Với kinh nghiệm làm việc cùng bà con tại nhiều vùng miền núi phía Bắc, bà Nguyễn Thị Phương Liên – Giám đốc chất lượng VINASAMEX cho biết tùy vùng có đặc điểm khác nhau, DN cần phân tích rõ bối cảnh của vùng miền, tình hình vai trò của phụ nữ trong gia đình đang có, từ đó triển khai chương trình phù hợp với đặc điểm đời sống từng vùng.

Bộ công cụ BTP-WEE đã giúp doanh nghiệp đánh giá khá chính xác thực tế về giới trong doanh nghiệp của mình. Đồng thời, DN xây dựng kế hoạch cải thiện tình trạng giới, giúp có được một lực lượng lao động chất lượng tốt hơn, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Chính vì thế, các DN đã đưa ra kế hoạch tiếp tục áp dụng bộ công cụ trong thời gian tiếp theo.

Từ Khóa Phổ Biến