Nhà tài trợ/Đối tác: VCCI, VUSTA, UNDP
-
- 22/06/2017
Vào ngày 20/6/2017, CSIP đã phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp (EFD), dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức họp báo công bố “Chương trình Én Xanh - Tìm kiếm và tôn vinh sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng”, theo fanpage Én Xanh cho biết.
Doanh nghiệp xã hội là một mô hình còn nhiều mới mẻ tại Việt Nam, đây được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tínhxã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, tổ chức trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) là tổ chức đi tiên phong trong hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp xã hội vì mục đích phát triển bền vững thông qua hoạt động truyền cảm hứng, kết nối, và tăng cường "quyền năng" cho các cá nhân, tổ chức đang giải quyết vấn đề xã hội và môi trường bằng giải pháp kinh doanh sáng tạo và bền vững.
Trong một báo cáo vào năm 2012 của Hội đồng Anh và CSIP cho biết, hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Mới đây nhất, vào ngày 20/6/2017, CSIP đã phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp (EFD), dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức họp báo công bố “Chương trình Én Xanh - Tìm kiếm và tôn vinh sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng”, theo fanpage Én Xanh cho biết.
Chương trình được nhấn mạnh là "chính thức" và là "đầu tiên" tại Việt Nam thúc đẩy tinh thần và giải pháp kinh doanh trên toàn quốc nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường cấp bách.
Theo hoạt động chương trình cho biết. Én xanh 2017 được khởi động vào tháng 6/2017 với hoạt động chia sẻ, tìm kiếm sáng kiến địa phương; 8/2017 sẽ tổ chức ngày Hội Én xanh nhằm chia sẻ (qua Hội thảo) và tôn vinh (qua Gala) những sáng kiến, cá nhân tiêu biểu năm 2017.
“ Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các DNXH này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách khác mục đích chính của nó không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông, thay vào đó là mục tiêu xã hội/ môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho DNXH có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn. Các DNXH loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mô...”
Dẫn lời Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI), đồng Trưởng Ban tổ chức bày tỏ sự tin tưởng đối với chương trình Én Xanh, kỳ vọng đây sẽ là nơi tạo ra những mô hình kinh doanh sáng tạo, bền vững, trên nền tảng Nghị quyết 09/NQTW Bộ Chính trị.
Hình ảnh buổi lễ ra mắt Én Xanh tại Hà Nội (20/6/2017). Ảnh: Én Xanh Fanpage
Ban tổ chức và Hội đồng thẩm định Én Xanh 2017 bao gồm các chuyên gia, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội uy tín hàng đầu trong các lĩnh vực, như: Ông Bùi Sỹ Lời – Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư ký VCCI, Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, ông Đỗ Kim Lang – Phó Cục trưởng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, Bà Từ Thu Hiền – Giám đốc Mekong Business Initiative Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, Bà Phạm Kiều Oanh, người sáng lập và giám đốc CSIP,…
Hình ảnh buổi lễ ra mắt Én Xanh tại Hà Nội (20/6/2017). Ảnh: Én Xanh Fanpage
Hình ảnh buổi lễ ra mắt Én Xanh tại Hà Nội (20/6/2017). Ảnh: Én Xanh Fanpage
Hình ảnh buổi lễ ra mắt Én Xanh tại Hà Nội (20/6/2017). Ảnh: Én Xanh Fanpage
Nguồn: Xã hội dân sự