Ngôn ngữ
Trao quyền
DỰ ÁN THÚC ĐẨY VAI TRÒ CỦA CÁC DNXH

Giới thiệu dự án PROSE:

 “Thúc đẩy vai trò của các Doanh nghiệp Xã hội” (PROSE) là một dự án nằm trong khuôn khổ chương trình đa quốc gia “Đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm và lồng ghép thay đổi nhận thức giới ở Đông Nam Á (GRAISEA)” do CSIP và Viện Doanh nghiệp Xã hội Châu Á (ISEA) thực hiện với sự định hướng của Oxfam Anh và tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Dự án bao gồm một Nghiên cứu Hành động và các Hội thảo  nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp xã hội, các chính phủ trong khu vực ASEAN về giới, về mối quan hệ hợp tác mang tính chuyển đổi giữa doanh nghiệp và người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp từ đó dành sự ủng hộ từ nhóm này. Mục đích cuối cùng của dự án là mang lại lợi ích cho các cá thể kinh doanh nhỏ, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đông Nam Á.

Nghiên cứu hành động:

Dự án đã phỏng vấn 65 doanh nghiệp xã hội (DNXH) và chọn ra 19 doanh nghiệp để đánh giá chuyên sâu các mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của họ; những đóng góp cho ngành nông nghiệp Việt Nam; những tác động xã hội các doanh nghiệp này tạo ra và những sáng kiến của họ trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Từ đó 2 doanh nghiệp xuất sắc nhất đã được chọn để làm mô hình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ chuyển đổi với người nông dân, các tác động tạo ra cho  các hộ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ và trao quyền cho những người phụ nữ thu nhập thấp. Đó là Công ty Cổ phần Chè Hiệp Khánh (HITEACO) và Công ty TNHH Dragon Việt Nam (Dragon). Hoạt động của HITEACO là trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chè, với địa bàn là tỉnh Sơn La. Còn Dragon thì trổng, chế biến và xuất khẩu gừng và gấc.

Chi tiết nghiên cứu điển hình công ty chè Hiệp khánh [link]

Chi tiết nghiên cứu điển hình công ty Dragon [link]

Hội thảo:

Bên cạnh việc Nghiên cứu hành động, dự án cũng tổ chức hội thảo “Vai trò của Doanh nghiệp xã hội (SE) và Doanh nghiệp kinh doanh cùng người thu nhập thấp (IB) trong chuỗi giá trị nông nghiệp, nhìn từ góc độ giới”.

Hội thảo báo cáo kết quả của nghiên cứu hành động thông qua việc phân tích tình hình hiện tại của các SE/IB trong các chuỗi giá trị nông nghiệp; Thảo luận 2 trường hợp nghiên cứu điển hình nhằm rút ra kinh nghiệm, đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường tác động xã hội của các doanh nghiệp đó đến cộng đồng nông dân quy mô nhỏ; Đồng thời phân tích chỉ số giới trong các mối quan hệ trao quyền mang tính chất chuyển đổi người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường đại học đang quan tâm tới tác động xã hội hoặc các chỉ số giới trong chuỗi giá trị nông nghiệp và các cơ quan nhà nước như  Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).

Presentation của hội thảo [link]

Tin Mới
Từ Khóa Phổ Biến