Ngôn ngữ
Tin tức
DỰ ÁN “HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KINH DOANH TẠO TÁC ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP - EFD”
  • 27/12/2018

 

Sau chuyến thực tập ngắn hạn ở Pháp, chị Phạm Thị Bích Lan đã chọn cho mình một hướng đi mới trong sự nghiệp. Hướng đi mới đó là gì? Tại sao chị lại chọn cho mình con đường  mà tại thời điểm đó nhiều người cho rằng chỉ có kẻ “đâm đầu vào tường” mới làm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về chị Lan và Công ty TNHH Rau Cười Việt Nhật – 1 trong 8 doanh nghiệp tham gia dự án giai đoạn 2017– 2018.

 

Vào thời điểm năm 2012, không ít người thắc mắc tại sao chị Lan lại từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao tại một ngân hàng hàng đầu tại TP. HCM để “đi bán rau”. Quyết định tưởng chừng bất ngờ ấy thực ra đã được chị Lan trăn trở từ trước đó khá lâu.Nhớ lại quãng thời gian thực tập ở Pháp, thấy mọi người mua và ăn rau quả tươi mà không phải lo lắng về nguồn gốc hay băn khoăn chúng có bị tẩm hóa chất độc hại không, tôi đã nghĩ: Tại sao ở một đất nước thiên nhiên thuận lợi như Việt Nam lại không được làm được như vậy?, chị Lan cho biết.

 
Trên chuyến bay rời Pháp về Việt Nam, chị quyết định soạn lá thư xin nghỉ việc và bắt tay lên kế hoạch cho hành trình đi tìm thực phẩm sạch. Nhớ lại những ngày ôm con mưa dầm mệt nhoài leo muôn nẻo đường dốc Tây Nguyên trơn trượt để rồi trở về trong nỗi thất vọng, chị Lan không khỏi bồi hồi, xúc động: “Bế con nhỏ trên tay, tôi đã lùng sục khắp những con đường đất đồi lầy lội của Tây Nguyên để tìm các đơn vị canh tác hữu cơ. Đã có lúc, những cuộc tìm kiếm đó như đi vào bế tắc khi hầu hết những trang trại canh tác hữu cơ tôi liên hệ đều từ chối cho tôi đến thăm.” 
 

Tưởng chừng phải bỏ cuộc, chị tình cờ tìm thấy trang trại của Công ty Liên kết Nông dân ở ngoại ô TP. Buôn Ma Thuột, do một nhóm kỹ sư nông nghiệp Nhật Bản điều hành. Trang trại áp dụng kỹ thuật canh tác dựa trên các điều kiện thuận lợi tại địa phương. Đây chính là người bạn đồng hành, trả lời câu hỏi mà chị đã trăn trở bấy lâu. 

Tuy nhiên, sau nhiều chuyến thăm, chị nhận thấy công ty đang rất khó khăn để tìm đầu ra. Họ phải đổ bỏ rau quả nhiều hơn mức có thể bán, trong khi nợ nần để đầu tư cho vườn ngày càng chồng chất.

Chị quyết định phải tìm đầu ra cho sản phẩm này. Thực phẩm tốt như vậy phải đến tay được với nhiều người tiêu dùng. Với kiến thức tài chính kinh doanh của mình, chị trút ra số tiền tiết kiệm thời gian làm ngân hàng, thành lập công ty RCVN năm 2015. Chị lựa chọn siêu thị và hệ thống siêu thị/cửa hàng Nhật, Hàn, cao cấp tại thị trường Sài Gòn và Bình Dương để bày bán hàng rau của mình.

Không chỉ năng động trong việc tiếp cận thị trường, chị Lan còn đặc biệt chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ do Rau cười Việt Nhật tạo ra. Chị và các kỹ sư người Nhật đã dành hàng giờ tại các điểm bán lẻ để thuyết phục người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm của mình. Chị Lan cho biết: “Thời gian đầu, nhiều khách hàng nhăn mặt khi nhìn vào giá nông sản của Rau Cười, họ cho rằng chúng tôi bị điên khi bán sản phẩm đắt gấp 10 lần giá ngoài chợ.” Chị Lan cho biết. Tuy vậy, chị hiểu hành trình để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cần thời gian và nó không chỉ là nỗ lực của một mình chị.

Cùng với đó, để khách hàng tham gia vào quá trình kiểm soát chất lượng giữa người sản xuất-người tiêu dùng-nhà phân phối, chị Lan khuyến khích khách hàng tham quan trang trại bất cứ khi nào khách hàng muốn mà không cần thông báo cho công ty. Không lâu sau, khách hàng nhanh chóng nhận ra sự khác biệt của rau củ Rau Cười. công ty giờ đây có 27 nhân viên, chịu trách nhiệm vận chuyển 800kg/ đến hệ thống siêu thị.

Năm 2017, chị tình cờ biết đến Dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp vì Mục đích Phát triển và đăng ký tham gia. Mối nhân duyên ấy đã giúp chị gặp gỡ những người thầy, người bạn có chung niềm đam mê, nỗi trăn trở về nền nông nghiệp nước nhà. Ở EFD, chị được học tập, được hỗ trợ chuyên sâu từ những tư vấn giàu kinh nghiệm của dự án. Những vấn đề hạn chế về nhân sự có kỹ năng, thiếu định hướng trong quản trị khi mở rộng sản xuất kinh doanh do tập trung phát triển thị trường đã được dần tháo gỡ. Chị Lan cũng đặc biệt trân trọng giá trị từ những bài giảng về đánh giá tác động xã hội do EFD mang lại, cái mà chị tâm nguyện sẽ mang theo trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình.
 
Xúc động nhớ lại những ngày tháng đồng hành cùng EFD, chị Lan chia sẻ:EFD đã kích hoạt được nguồn năng lượng bên trong của tôi, bằng chính tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia, cởi mở của các doanh nghiệp tham gia vào dự án, của tổ chức điều phối và tài trợ chương trình, của những anh chị giảng viên, tư vấn. Với tôi, EFD là một ngôi nhà đích thực, nơi ươm mầm, thêm sức cho các doanh nghiệp Việt còn non trẻ để vững bước hơn trên con đường kinh doanh tạo tác động xã hội của mình .”
 
Trước đó, chị chưa nhận thấy rõ rệt được tác động xã hội từ hoạt động kinh doanh. Chị chỉ đơn thuần nghĩ đấy là việc mình nên làm. Khi tham gia dự án EFD, chứng kiến các doanh nghiệp cùng dự án cũng đang vững vàng chọn lối đi “điên rồ” như mình. Chị nhận thức rõ ràng việc mình đang làm, tác động mình tạo ra. Từ đó, vững bước trên con đường kinh doanh tạo tác động xã hội của mình.
 
Cho đến nay, Rau cười Việt Nhật đã bước đầu có những thành tựu đáng khích lệ về kinh doanh cũng như tạo tác động xã hội cho cộng đồng. Theo đó, Rau cười Việt Nhật đã tạo việc làm ổn định cho 65 lao động thu nhập ổn định và trung bình 5 - 6 triệu/tháng; tạo nguồn thu nhập chính (30 – 35 triệu/tháng và nguồn rau ăn) để nuôi dưỡng 200 trẻ em khó khăn DTTS thuộc hơn 20 dân tộc khác nhau, tại vùng trang trại Buôn Mê Thuật; đồng thời tạo một không gian học tập, giáo dục kĩ năng sống, hướng dẫn kĩ năng lao động và hướng nghiệp cho các em.
 
Cùng với những tư vấn chuyên sâu từ dự án, Rau Cười với tầm nhìn trở thành một mô hình kinh doanh hữu cơ kiểu mẫu của Việt Nam, sự lựa chọn Số #1 về đối tác đồng hành của chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ trong nước và cầu nối hợp tác quốc tế về phương thức canh tác hữu cơ.  

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để tham gia EFD 2017 – 2018, quý doanh nghiệp vui lòng xem thông tin tại:

Download Tờ thông tin và bản đăng ký EFD 2: http://bit.ly/InfokitEFD2_2018 

Tìm hiểu về dự án EFD (Giai đoạn 2015 – 2018): http://bit.ly/EFD2015-2018

Clip Giới thiệu dự án EFD giai đoạn 1: https://youtu.be/vq_GCncbuBY

CÁCH THỨC THAM GIA

Doanh nghiệp mong muốn tham gia xin mời gửi bản đăng ký về Dự án:

  • Cách 1: Điền thông tin đăng ký tại phiếu đăng ký online: http://bit.ly/DangkyonlineEFD2_2018
  • Cách 2: Điền thông tin vào bản đăng ký theo mẫu (Download tại http://bit.ly/InfokitEFD2_2018), sau đó gửi tới email efd@csip.vn; hoặc tới địa chỉ sau:

Dự án EFD 2

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ cộng đồng

P2302, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội | Tel: (+84-4) 3537 8746

 

Thời hạn nhận Hồ sơ đăng ký: 10 tháng 01 năm 2019

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ms. Nguyễn Thị Hương Thuỷ | Cán bộ dự án

huongthuy@csip.vn hoặc efd@csip.vn | Điện thoại: (+84-4) 3537 8746