Ngôn ngữ
Tin tức
DỰ ÁN “HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÁNG TẠO VÀ BỀN VỮNG - SERD”
  • 24/08/2018

Tiếp nối phần 1, dưới đây là trải nghiệm vô cùng chân thật của TTS thuộc dự án SERD đã cảm nhận và ghi lại trong suốt thời gian làm việc cũng như sinh sống cùng người dân địa phương.
 

Ảnh: Trải nghiệm văn hóa cồng chiêng người Mường (Nguồn: google)

“Không có cồng chiêng người già chết đi hồn ma không biết lối về trời, người trẻ thương nhau không ai đến chứng giám thành duyên. Tiếng chiêng cồng ăn sâu trong tiềm thức, trở thành một phần tâm hồn tôi và làm tôi luôn đau đáu nhớ”, nhà báo Tú Anh đã từng viết như vậy trong bút ký của mình về văn hóa cồng chiêng xứ Mường. 
Đến với Tự Do, giữa vùng đất núi non hoang sơ hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, thác Mu, thác Cao thơ mộng. 
Cùng với đó, du khách được hòa mình vào đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường, trải nghiệm nét văn hóa đẹp thể hiện trong nếp ăn, nếp ở, lối sinh hoạt của người dân bản xứ.

Theo chân suối đến thác mu, xuống thác bo, đồng ấm 
Dọc theo suối là cả một kho tàng thiên nhiên mà tôi được khám phá, nước xanh, xanh ngọc in màu trời. Từ thác Mu xuôi xuống Sát Thượng, chúng tôi được chỉ nên đi con đường xuyên qua đồng lúa, đến Đồng Gai, qua thác Bo. 
Thác Bo ở ngay đất của Đồng Ấm, tháng 2 dân đang cày cấy để vào vụ mùa mới. Cái tên Đồng Ấm khiến chúng tôi liên tưởng đến cánh đồng luôn cho mùa màng ấm no, tươi tốt. 
Suối Mu từ thượng nguồn trên đỉnh núi đá chảy vắt ngang qua chân núi, chân đồi. Nước trong vắt đến độ nhìn thấy những hòn sỏi đầy màu sắc và kích cỡ nằm trong lòng nó. Thế nhưng du khách đến đây ít ai biết rằng, xen kẽ trong đám sỏi ấy là những con ốc đá ngụy trang, rất khó nhìn ra.

 

Ảnh: Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Mu tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Nguồn: google)

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, không gian nhà sàn Mường thơ mộng nép mình bên dòng suối Cao, suối Mu mát lành và thỏa thích phóng tầm mắt phía xa xa là những ruộng lúa bậc thang, cánh đồng ngô tít tắp, ngút ngàn, cách phục vụ, đón tiếp của các homestay để lại những ấn tượng tốt đẹp, giúp du lịch sinh thái cộng đồng nơi đây ghi điểm cộng trong lòng du khách. Khách đến thăm quan, lưu trú lại năm sau cao hơn năm trước, bình quân thu hút trên 10.000 lượt khách/năm, trong đó có trên 500 lượt khách lưu trú, chủ yếu là khách nước ngoài. Nằm trong Đề án phát triển du lịch của huyện Lạc Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trực thuộc Hiệp hội Du lịch của tỉnh, du lịch sinh thái cộng đồng ở Tự Do đang phát huy những lợi thế, triển vọng theo hướng mở rộng kết nối với những vùng lân cận như khu bảo tồn Pù Luông và du lịch cộng đồng Mai Châu. Việc tạo dựng những bản làng du lịch, thu hút người dân cùng tham gia giúp mở mang, phát triển du lịch, nhân thêm cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập của người dân bản địa.

Đọc [Câu chuyện SERD #6] Về với du lịch cộng động xã Tự Do (Phần 1) tại link: https://www.facebook.com/…/a.12826960725…/1871760842902665/…
-----
Dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (SERD) là dự án hướng đến trao quyền cho những hạt nhân năng động và những doanh nghiệp xã hội tại cộng đồng nhằm góp phần thay đổi tích cực kinh tế và xã hội địa phương. Đây là các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn mức trung bình, thuộc hai tỉnh Hòa Bình và Lào Cai. Dự án do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.