Ngôn ngữ
Doanh nghiệp xã hội
Hợp tác xã sản suất và dịch vụ Nấm Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
"Hợp tác xã sản suất và dịch vụ Nấm Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ Vấn đề xã hội Hiện nay ở Việt Nam, sau mỗi một vụ gặt là hàng ngàn tấn rơm rạ bị đốt gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trường không khí, đồng thời phát thải một lượng lớn đáng kể khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ là vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dân, khói trắng mù mịt do đốt rơm ra gây ra các tai nạn giao thông nghiêm trọng tại địa phương. Tình trạng đốt rơm rạ xảy ra tràn làn do nông dân ngày nay không còn sử dụng rơm rạ để đun nấu hay lợp nhà phổ biến như xưa. Bà con không biết sử dụng rơm vào các mục đích nào khác. Nông dân không có kĩ thuật và thời gian thu rơm rạ để trồng năm hoặc ủ thành phân compost do phải làm nhiều các công việc khác ngoài công việc đồng áng. Mô hình kinh doanh Với mong muốn giải quyết tận gốc nạn đốt rơm rạ tại địa phương 5 xã vùng đệm và các xã lân cận Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định, HTX Sản xuất và dịch vụ nấm vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã được thành lập. Từ năm 2010, với cách tiếp cận của doanh nghiệp xã hội, HTX tập hợp những người nông dân nghèo, đa phần là phụ nữ và người cao tuổi, đào tạo họ sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại nấm ăn, nấm dược liệu, chế biến, kinh doanh phân compost từ rơm rạ đồng thời tuyên truyền không đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường. Nhằm giải quyết khó khăn về thời gian và kĩ thuật hạn chế của người dân, HTX cung cấp dịch vụ chế biến phân compost ngay trên mặt ruộng. Đồng thời, HTX tăng cường phối hợp với Hội nông dân, hội phụ nữ nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của việc chế biến rơm rạ thành phân compost giúp tăng dinh dưỡng bền vững cho đất, tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu chi phí cho việc sử dụng phân hoá học, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Tác động xã hội (dự kiến tới năm 2017) - Tái chế 100% bã thải nấm thành phân vi sinh bón cho vườn và cây lúa, - Giảm thiểu ít khất khoảng 50% lượng rơm rạ bị đốt (tương đương với khoảng 4.000 tấn/năm) - Tạo công ăn việc làm ổn định cho ít nhất 200 lao động, đa số là phụ nữ nghèo trên địa bàn 5 xã vùng đệm (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Hải và Giao Xuân).